– Sao chín tới trong khoảng 5 phút là đủ. Khi thuốc vừa chuyển màu chín tới, bạn có thể sử dụng ngay.
2. Sao thuốc lần sau:
– Sao như hướng dẫn trên mặt sau túi thuốc, đun đến khi thuốc nóng. Sau khi tắt lửa, cho rượu vào để dẫn thuốc thẩm thấu sâu hơn. – Chú ý: Không để thuốc quá khô và không để thuốc bị ướt quá. Trong lúc sao, nếu thấy thuốc bị khô, có thể thêm chút rượu để giữ độ ẩm thích hợp cho thuốc.
– Chi tiết về sao thuốc, anh/chị xem video hướng dẫn sao thuốc sau:
3. Dàn thuốc:
– Sau khi đã sao thuốc xong, anh/chị dàn thuốc ra trên dụng cụ đi kèm (mo cau, ni lông…)
– Lưu ý: thuốc dàn đều trên dụng cụ, căn chỉnh theo kích thước của vùng cần đắp để có thể bao phủ được vùng bị tổn thương.
4. Xác định vị trí đắp thuốc:
– Sau khi đã xác định được vị trí đắp, tiến hành đắp thuốc. Anh/chị xem hướng dẫn đắp chi tiết các vùng theo video sau:
– Đắp lưng:
– Đắp eo:
– Đắp gối:
– Đắp chân:
Lưu ý: – Để ý nhiệt độ của thuốc, áp thuốc vào nhiều lần để da thích ứng với thuốc. Tránh thuốc nóng quá có thể dẫn tới bỏng, phồng rộp. – Chỉnh lại vị trí thuốc nếu bị lệch. – Không được gãi hay sờ vào vùng đắp thuốc để tránh gây kích ứng da. – Nếu da có dấu hiệu kích ứng, dùng lọ mỡ tra mắt để bôi lên da giúp làm mát và dịu nhẹ.
5. Sau khi tháo thuốc:
– Đợi ít nhất 30 phút mới được tắm hoặc tiếp xúc với nước ở vùng vừa đắp thuốc.
6. Kiêng khem trong quá trình đắp thuốc:
– Tránh ăn các thực phẩm như: thịt trâu, bò, cá chép, quả cà, mẻ, các món liên quan đến Nhân Sâm, lá mắc mật trong món vịt quay. – Tốt nhất nên duy trì kiêng cữ thêm 15 ngày sau khi kết thúc điều trị để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
Tuân thủ các hướng dẫn này sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.